xem chi tiet tin - Sở Tài nguyên và Môi trường

 
Đang online: 3
Hôm nay: 2876
Đã truy cập: 759928

Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 09/6/2023 Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023

Ngày 17-07-2023

KẾ HOẠCH

Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và trình độ,  tiêu chuẩn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức,  viên chức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023

 

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2022 về việc triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

Căn cứ Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và định hướng phát triển lâu dài; Xây dựng và nâng cao năng lực kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; Định hướng và xác định được lộ trình cũng như chiến lược chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh; Xây dựng giá trị cốt lõi của văn hóa chính quyền số, văn hóa với đồng nghiệp, với người dân thông qua chiến lược thực hiện chuyển đổi số trong quản trị công; Hình thành nên giá trị cốt lõi, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt tự tin vào tầm nhìn, sứ mệnh và tôn chỉ định hướng của đơn vị trong hiện tại và tương lai; Nhận biết và ứng dụng được ưu thế của trí tuệ nhân tạo (AI) và quản lý dữ liệu lớn trong quản trị công.

Nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh về chuyển đổi số; quy trình cơ bản chuyển đổi sốcác việc phải làm khi tiến hành xây dựng chiến lược và thực hiện chuyển đổi số cho các cấp, các ngành và tư vấn cho doanh nghiệp trong phạm vi quản lý; về tự đánh giá sơ bộ thực trạng của đơn vị; các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số; sự cần thiết và tầm quan trọng, yếu tố thành công của chuyển đối số; vai trò, nhiệm vụ của cấp ủy đảng, chính quyền trong thực hiện chuyển đổi số; một số bài học thực tiễn liên hệ với chính quyền, doanh nghiệp; nhận thức đúng về văn hoá chính quyền số; nhận diện được đặc điểm cũng như yếu tố cấu thành văn hoá chính quyền số; xây dựng được giá trị cốt lõi, và hạn chế được các rào cản trong quá trình xây dựng văn hoá chính quyền số; xây dựng được lộ trình phát triển văn hoá chính quyền số.

2. Yêu cầu

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến, liên kết với các bài học kinh nghiệm thành công để có thể áp dụng được trong thực tiễn.

- Đội ngũ chuyên gia đào tạo phải có học hàm, học vị, kết hợp với kinh nghiệm triển khai trong thực tế.

- Lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp sở, ban, ngành và cấp huyện trên toàn tỉnh phải nghiêm túc tham gia đào tạo.

- Các hoạt động đào tạo phải diễn ra sâu rộng, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh gây lãng phí, hình thức.

II. NỘI DUNG TẬP HUẤN

1. Nội dung Khung chương trình tập huấn

Chuyên đề
tập huấn

Chi tiết nội dung

Yêu cầu cần
đạt được

CĐ1

Hiểu biết chung về Chuyển đổi số

- Các cuộc cách mạng công nghệ

- Công nghệ số mới: AI, IOT, dữ liệu lớn, blockchain…

- Chuyển đổi số và lợi ích (tại sao phải chuyển đổi số)

- Các giai đoạn Chuyển đổi số (biểu hiện trong các lĩnh vực)

- Điều kiện đảm bảo thực hiện Chuyển đổi số thành công?

- Hiểu biết trọng tâm về Chuyển đổi số nói chung

- Trải nghiệm các hình thức công nghệ số mới

CĐ2

Tổng quan chương trình Chuyển đổi số Quốc gia

- Tầm nhìn chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia, thể hiện qua: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số

- Các giai đoạn định hướng đến 2025, tầm nhìn 2030 (phù hợp xu thế phát triển bền vững UNESCO)

- Các nhiệm vụ chính, vai trò của các Sở, Ban, Ngành liên quan

- Hiểu biết chung về Chuyển đổi số Quốc gia

- Nhận thức rõ về các nhiệm vụ Chuyển đổi số Quốc gia

CĐ3

Bộ chỉ số DTI

(Để đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp Tỉnh Theo Quyết định số 1949/QĐ-UBND ngày 23/11/2022)

  1. CHỈ SỐ CHÍNH:

- Nhóm chỉ số nền tảng: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, ATTT, Đô thị thông minh

- Nhóm chỉ số hoạt động: hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Hiểu rõ Bộ chỉ số DTI, có thể định hướng xây dựng cho tỉnh phần mềm DTI

CĐ4

Các nhiệm vụ Chuyển đổi số

- Nhóm nhiệm vụ phát triển nền tảng chung: Nhận thức số, Thể chế số, Hạ tầng số, Nhân lực số, An toàn thông tin mạng, Đô thị thông minh

- Các nhiệm vụ phát triển: Hoạt động Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số

- Hiểu rõ trọng tâm các nhóm nhiệm vụ của Chuyển đổi số

- Định hướng xây dựng các nhiệm vụ của Tỉnh

CĐ5,

CĐ6

Thực trạng CĐS tỉnh Hậu Giang;

Các nhiệm vụ CĐS tỉnh Hậu Giang

- Thực trạng phản ánh qua DTI của Tỉnh Hậu Giang

- Định hướng các nhiệm vụ Chuyển đổi số (tiếp theo) phù hợp với hiện trạng của Tỉnh Hậu Giang theo chỉ số DTI

- Tuân thủ phương pháp luận (2-3-5): 2 quan điểm, 3 nguyên tắc, 5 vấn đề

- Nhận thức rõ thực trạng CĐS của tỉnh Hậu Giang

- Định hướng được các nhiệm vụ cấp thiết

CĐ7

Một số mô hình CĐS các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế …

- Tham khảo một số mô hình Chuyển đổi số các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế…

- Tham quan thực tế (nếu có)

Xác định được đặc trưng của mô hình CĐS theo lĩnh vực

CĐ8

Trải nghiệm Hệ sinh thái Giáo dục số

- Trải nghiệm hệ sinh thái Giáo dục + cá nhân (Thẻ NetID) …

- Giới thiệu giải pháp đào tạo cho các lĩnh vực khác trên nền tảng

- Hướng dẫn học tập suốt đời

Định hướng xây dựng Hệ sinh thái Giáo dục Số của Tỉnh theo các ngành

CĐ9

Phổ cập và phát triển kỹ năng số cơ bản

- Tạo tài khoản công dân điện tử, dịch vụ công quốc gia,…

- Kỹ năng sử dụng App Hậu Giang

- Số hóa tài liệu trên cổng dịch vụ công

- Thanh toán phí, lệ phí trên cổng dịch vụ công,..

Hướng dẫn tạo video hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản công dân điện tử và dịch vụ công quốc gia; hướng dẫn sử dụng App Hậu Giang, thanh toán trực tuyến…

CĐ10

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số

- Kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước;

- Định hướng các nhiệm vụ, giải pháp Chuyển đổi số (tiếp theo) phù hợp với hiện trạng của Tỉnh Hậu Giang theo chỉ số DTI

- Hướng dẫn xây dựng phương án bảo mật an toàn thông tin

- Định hướng được các nhiệm vụ cấp thiết

2. Đối tượng đào tạo

2.1. Lãnh đạo Sở, ban, ngành tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố;

2.2. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc và trực thuộc Sở, ban, ngành tỉnh;

2.3. Lãnh đạo xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh;

2.4. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố và Hiệu trưởng các Trường THPT trên địa bàn tỉnh;

2.5. Chuyên viên Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố (trừ chuyên viên phụ trách CNTT);

2.6. Cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh;

2.7. Viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh;

2.8. Viên chức ngành Y tế trên địa bàn tỉnh.

3. Chương trình đào tạo

- Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phê duyệt khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Về Giảng viên Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông: Mời chuyên gia đến từ các Vụ, Cục, Trường, Viện trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của Tỉnh.  

III. KINH PHÍ VÀ HÌNH THỨC HỌC

1. Kinh phí: Tổng kinh phí đào tạo 801.293.250 đồng/10 lớp (Số tiền bằng chữ: Tám trăm lẻ một triệu hai trăm chín mươi ba nghìn hai trăm năm mươi đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh.

2. Hình thức học: Trực tuyến và trực tiếp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các khóa đào tạo theo đúng nội dung Kế hoạch được duyệt; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh sau khi hoàn thành.

- Xây dựng dự toán kinh phí chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định theo đúng quy định hiện hành.

2. Sở Tài chính

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh đối tượng đào tạo, khung chương trình đào tạo và mời chuyên gia đến từ các Trường, Viện công nghệ chuyên ngành có kinh nghiệm trong và ngoài nước về đào tạo chuyển đổi số.

4. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền chương trình đào tạo đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đúng đối tượng.

- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên.

Trên đây là Kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Sở, ban, ngành tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- UBND xã, phường, thị trấn;                                  

- Lưu: VT, HCC.                                                       

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Hồ Thu Ánh 

* Để xem thêm chi tiết, tải về tại đây
1. snv.2023.5.KH-Đào-tạo-CĐS-2023.pdf_20230717082331.pdf